Ý nghĩa của mâm cúng về nhà mới
Theo tín ngưỡng dân gian, lễ nhập trạch hay còn được gọi là lễ cúng về nhà mới được gia chủ thực hiện nhằm để báo cáo với ông bà, thổ công rằng ngôi nhà đã được xây dựng hoàn tất.
Kính mong các vị thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đạo. Được bình yên, êm ấm, con cháu khỏe mạnh, tài lộc đầy nhà.
Lễ cúng cũng là cách mà chủ nhân của ngôi nhà tiễn đưa những vong hồn tồn tại tại mảnh đất. Mà gia chủ đang chuẩn bị định cư lâu dài. Bài trừ những tà khí còn sót lại trong ngôi nhà mới để không ảnh hưởng đến những người sinh sống.
Đó cũng là lý do mà ngày cúng nhập trạch được quan tâm chú trọng trong việc chuẩn bị bàn cúng, văn tế đến lựa chọn ngày giờ hoàng đạo để chuyển đến nhà mới.
Hướng dẫn trình tự các bước cần chuẩn bị khi cúng nhà mới
Để tránh những thiếu sót hoặc mất thời gian trong ngày cúng nhập trạch, mọi người cần giải mã được câu hỏi: lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
Sau đó bằng cách note lại trên điện thoại hoặc thông qua một tờ giấy để ghi chú lại những thứ mà bạn nên chuẩn bị và lên kế hoạch mua sẵn tránh nhầm lẫn hay sai sót, bạn nhé!
Tìm ngày tốt để thực hiện việc cúng bái
Trong phong thủy, ngày tốt để chuyển nhà hoặc vào nhà mới phải hội tụ đầy đủ các yếu tố bao gồm: thuận lợi cho gia chủ, ngày hoàng đạo đẹp hoặc ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ sở hữu.
Chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ
Mâm cúng nhập trạch gồm 3 phần chính. Đó là ngũ quả, hương hoa và thức ăn. Gia chủ có thể phân thành 3 mâm nhỏ khác nhau hoặc bày chung tất cả thành một mâm lớn.
Điều quan trọng là lòng thành chứ không phải giá trị lễ vật trên mâm cúng. Vậy nên tùy thuộc vào từng điều kiện tài chính mà bạn có thể chuẩn bị đồ cúng cho buổi lễ.
Ngũ quả: trái cây cúng về nhà mới nên được chọn từ 5 loại quả ngon theo mùa. Gia chủ cũng có thể thêm hoặc bớt tùy theo điều kiện mỗi nhà. Chỉ cần mâm trái cây dâng cúng tươi ngon, bắt mắt là được.
Hương hoa: các loại hoa tươi nên lựa chọn là hồng, cúc vàng hoặc hoa ly (bông lẻ). 1 cặp đèn cầy, nhang, vàng mã, trầu cau và 3 hũ nhỏ dùng để đựng muối – gạo – nước.
Mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu là tốt nhất?
Mâm cúng về nhà mới đặt ở đầu? Tùy thuộc vào bản mệnh và tuổi sẽ có cách sắp xếp mâm cúng đúng theo phong thủy. Một số nơi khác cần tuân theo phong tục thờ cúng của địa phương đó. Mâm cơm cúng về nhà mới: tùy thuộc vào quan niệm thờ cúng mà gia chủ có thể lựa chọn mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn.
- Mâm chay gia chủ có thể chuẩn bị các gợi ý sau như: rau củ xào, đậu hũ, xôi đậu, canh rau củ chay, …
- Mâm cơm cúng nhập trạch mặn thì gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc; có thể thêm gà luộc, heo quay, xôi, cháo hoặc các món khác theo ý muốn của chủ gia đình.
Ngoài ra, mọi người cũng cần chuẩn bị cho mâm cúng về nhà mới. Bằng việc thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.
Trên đây cũng là lời giải chi tiết và rõ ràng nhất cho câu hỏi: mâm cúng về nhà mới gồm những gì? Xem tin tức khác tại đây: https://gomsuhcm.com/tin-tuc
Nguyên tắc phong thủy nhà ở chủ nhà cần phải biết.
Căn nhà được xem là hợp phong thủy cần hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi từ: địa hình, vị trí, có sự thông thoáng lẫn sự tác động vừa phải của cả nắng và gió tới ngôi nhà.
Có nhiều cách bày trí không gian căn nhà cũng như thiết kế nhà theo phong thủy khác nhau. Tùy theo diện tích, công năng sử dụng hay sở thích của anh/chị.
Tuy nhiên, anh/chị hãy để ý đến những nguyên tắc quan trọng dưới đây ngay từ lúc lên ý tưởng cho bản vẽ thiết kế nội thất để phù hợp với phong thủy trong nhà nhé.
nguyên tắc trong phong thủy nhà ở
Phong thủy nhà ở luôn có những nguyên tắc nhất định
2.1. Lựa chọn hướng nhà hợp với phong thủy theo tuổi theo mệnh
Việc lựa chọn hướng nhà hợp phong thủy với mệnh, tuổi của gia chủ chỉ là một phần quan trọng. Trong cách bố trí, lựa chọn vật phẩm và nội thất phong thủy cũng cần chú ý tới bản mệnh để giúp cho cuộc sống của anh/chị luôn được bình an, hạnh phúc và thành công.
Khi chọn mua nội thất, nếu như mệnh anh/chị là mệnh Thổ thì nên lựa chọn đồ dùng có màu phong thủy như vàng, nâu hay đỏ. Đặc biệt, phong thủy nội thất cũng cần hạn chế các vật dụng nặng nề hoặc bàn ghế quá góc cạnh.
Các đồ nội thất nên được bố trí gọn gàng, màu sắc tươi sáng, có thêm cây xanh để tạo sự thư giãn cho anh/chị.
Các đồ vật nội thất phải được bố trí gọn gàng và có màu sắc hợp mệnh với gia chủ
2.2. Cửa chính ngôi nhà không bị cản trở
Trong phong thủy nhà ở, đặc biệt là cửa chính không chỉ có tác dụng ra vào mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đón tài lộc. Do đó, nhà có 2 cửa chính phải có kích thước, tỉ lệ và kiểu dáng hợp lý để mang luồng sinh khí tốt cho cả căn nhà.
Không nên thiết kế cửa trước và cửa sau đối diện nhau. Mở cửa nhìn thấy bếp đầu tiên cũng không có lợi về mặt tiền bạc. Nhà vệ sinh gần cửa ra vào cũng không đem lại dòng năng lượng tốt lành cho ngôi nhà.
Một điều cũng cần lưu ý là không nên đặt gương trước cửa, bởi nó sẽ cản trở các nguồn năng lượng tốt đi vào nhà.
phong thủy cửa chính nhà ở
Cửa chính ngôi nhà không chỉ dùng để ra vào mà còn mang nhiều yếu tố phong thủy quan trọng
Về phong thủy trong nhà, có rất nhiều anh/chị sẽ nhầm lẫn giữa cửa chính và cửa phụ:
Đối với căn hộ chung cư chỉ có duy nhất là 1 cửa chính
Đối với nhà phố thông thường thì bố trí từ 2 cửa trở lên bao gồm cửa chính và cửa phụ. Nếu anh/chị thường xuyên ra vào bằng cửa phụ của căn nhà, vậy theo phong thủy cửa phụ đó sẽ trở thành cánh cửa chính.